Triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” năm 2025
Thứ tư - 09/07/2025 00:17
Ngày 07/07/2025, Sở Y tế Tp. Đà Nẵng ban hành Công văn số 193/SYT-PCTNXH về việc thực hiện kế hoạch số 869/KH-BYT ngày 27/6/2025 của Bộ y tế về triển khai hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2025.
Theo đó, Sở Y tế TP. Đà Nẵng đề nghị các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, Phòng Phòng chống tệ nạn xã hội, Trung tâm bảo trợ, Trung tâm công tác xã hội, UBND các xã, phường căn cứ chức năng, nhiệm vụ tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống mua bán người nói riêng. Xác định công tác phòng, chống mua bán người là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, cụ thể hóa thành các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với từng sở, ngành, địa phương. Triển khai hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2025 bảo đảm hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm phù hợp với chủ đề năm 2025 “Mua bán người là tội phạm có tổ chức – hãy chấm dứt sự bóc lột”. Mục đích của hoạt động hướng đến là nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả công tác phối hợp của các sở, ban, ngành trên địa bàn thành phố. Qua đó, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống mua bán người. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống mua bán người, nhất là tuyên truyền phòng, chống mua bán người trong nội địa, mua bán người dưới hình thức lừa đảo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, “việc nhẹ lương cao”; tăng cường công tác nắm tình hình, đấu tranh, trấn áp tội phạm mua bán người, nhất là tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi; làm tốt công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán và người đang trong quá trình xác định là nạn nhân. UBND các xã, phường thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; quan tâm giải quyết các vấn đề về lao động, việc làm cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao là nạn nhân của tội phạm phạm mua bán người (như: người đang trong độ tuổi lao động nhưng không có cơ hội việc làm tại địa phương, người nghèo hoặc có hoàn cảnh gia đình éo le, hôn nhân đổ vỡ, nạn nhân của bạo lực gia đình, người thiếu hiểu biết, có xu hướng đi làm ăn xa…). Quan tâm, có biện pháp thu hút, tạo việc làm cho người dân tại địa phương… giúp người dân cải thiện cuộc sống và chủ động phòng ngừa tội phạm mua bán người. Chỉ đạo các phòng, ban, ngành, chính quyền cấp xã liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra lĩnh vực, cơ sở kinh doanh dễ phát sinh tội phạm mua bán người; rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người trên địa bàn; làm tốt công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng, chú trọng là trẻ em. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức, biện pháp, nội dung tuyên truyền về phòng, chống mua bán người (qua hệ thống thông tin đại chúng, thông tin cơ sở, các trang mạng xã hội, tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng…) đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng địa phương và chú trọng vào các nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người để chủ động phòng tránh. Tổ chức tuyên truyền trực quan tại các cơ quan, tuyến phố, cộng đồng dân cư hưởng ứng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người”, “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” với chủ đề năm 2025: “Mua bán người là tội phạm có tổ chức - Hãy chấm dứt sự bóc lột”./.