Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính, tiến triển âm thầm. Đường trong máu cao, kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cuộc sống và chất lượng cuộc sống của người bệnh như: tổn thương mắt gây ra mù loà; suy thận; nhiễm trùng bàn chân, cắt cụt chi. Đặc biệt, biến chứng tim mạch như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim..., là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với bệnh nhân ĐTĐ.
Rượu và bia là các đồ uống có thể có hại cho sức khỏe con người nếu bị lạm dụng và để lại nhiều hậu quả khó lường cho đời sống kinh tế - xã hội. Để có thể hạn chế, làm giảm tác hại của loại đồ uống này, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (có hiệu lực từ ngày 01-01-2020) đã dành một chương (chương IV) quy định các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia. Sau đây một số nội dung chính được Luật quy định về biện pháp giảm tác hại rượu bia:
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng vừa tổ chức các lớp Tập huấn hướng dẫn sàng lọc, tư vấn can thiệp, theo dõi quản lý, điều trị và tư vấn tái nghiện do lạm dụng rượu, bia cho cán bộ chuyên trách bệnh không lây nhiễm tại Trung tâm y tế quận/huyện và các Trạm y tế xã, phường năm 2024.
Ngày 26/5/2024, Bộ Y tế phối hợp với Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam tổ chức Lễ mittinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2024 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25 - 31/5/2024.
Khi thời tiết trở lạnh đột ngột khiến cơ thể không thích nghi kịp. Cơ thể vì muốn duy trì thân nhiệt ổn định, giảm bớt sự toả nhiệt, các mao mạch sẽ co lại khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên. Đồng thời, nhiệt độ thấp nên ra mồ hôi ít, khiến dung lượng máu tăng lên gây tình trạng tăng huyết áp.
Đối với người bệnh tăng huyết áp, lối sống đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị huyết áp cao. Kiểm soát huyết áp bằng lối sống lành mạnh có thể ngăn ngừa, trì hoãn hoặc giảm nhu cầu dùng thuốc.
Thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong là do hút thuốc lá thụ động. Thuốc lá còn gây tổn thất đến kinh tế và gây hại đến môi trường.
Thừa cân béo phì (TC-BP) là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ do hậu quả của sự mất cân bằng năng lượng, có nghĩa là năng lượng đưa vào cơ thể vượt quá năng lượng tiêu hao. Hậu quả của TC-BP sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ khi trưởng thành như dễ mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, sỏi mật, viêm khớp…
Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút thuốc lá vẫn còn cao, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Người hút thuốc có tỷ lệ tử vong do COPD cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc. Không chỉ người hút thuốc lá chủ động mà người hít phải khói thuốc do người khác hút cũng có thể tăng nguy cơ COPD.
I-ốt là một nguyên tố vi lượng quan trọng mà cơ thể chỉ cần với một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đây là vi chất quan trọng, thiết yếu để tuyến giáp tổng hợp các hoóc-mon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa. Cơ thể con người nếu thiếu I-ốt sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới, đây cũng là mối quan tâm của nhiều chị em phụ nữ, bởi theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2018, nước ta có 15.000 người mắc căn bệnh này chiếm tỷ lệ 9,2% và hơn 6.000 trường hợp tử vong vì ung thư vú.
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở cả hai giới. Ung thư dạ dày đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp, điều đáng tiếc là ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa, nhận biết sớm và điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, trong khi đó đa số người bệnh đến khám và điều trị căn bệnh này thường ở giai đoạn muộn, đã di căn, gây khó khăn trong việc điều trị và tốn kém về kinh phí.
Hiện nay, trên thị trường ngoài thuốc lá truyền thống đang tồn tại hai loại thuốc lá thế hệ mới. Đó là thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Hai loại thuốc mới này đang được quảng bá là ít gây độc hại, thậm chí không độc hại. Vậy bản chất thuốc lá thế hệ mới là gì? Có độc hại hay không? Thực tế đã có người nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, suy tim, tổn thương não lan tỏa tất cả các vị trí, tổn thương gan… Nguyên nhân được xác định do bệnh nhân ngộ độc một chất ma túy thế hệ mới có trong thuốc lá điện tử.
Hưởng ứng Ngày toàn dân mua và sử dụng muối I-ốt (02/11/2022) Từ lâu việc sử dụng muối I-ốt đã được tuyên truyền và phổ biến cho từng gia đình, đặc biệt là nhóm đối tượng học sinh và phụ nữ, cần tích cực sử dụng muối I-ốt trong bữa ăn hàng ngày để không bị mắc các bệnh rối loạn do thiếu I-ốt gây ra.
I-ốt là một vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon, điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể. Cơ thể thiếu i-ốt dễ dẫn đến bướu cổ, giảm sút trí nhớ... I-ốt là một vi chất mà tự cơ thể chúng ta không tổng hợp được, nên cần phải bổ sung thường xuyên, lâu dài qua đường ăn uống.
Hiện thế giới có khoảng 3,1 triệu người bị bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh hiện xếp hàng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong trên toàn cầu và con số này còn tiếp tục gia tăng trong những thập niên tới do tăng tiếp xúc các yếu tố nguy cơ và tình trạng già đi của dân số. Thế nhưng nhiều người dân lại không biết được sự nguy hiểm của căn bệnh này.
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Đột quỵ não gồm hai dạng: nhồi máu não (chiếm 85%) và xuất huyết não (chiếm 15%). Vì vậy, nhận biết và xử lý kịp thời các dấu hiệu của đột quỵ vô cùng quan trọng.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...