Theo khuyến cáo của Bộ y tế, khẩu trang và khử khuẩn là biện pháp tốt để phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Y tế cũng kêu gọi người dân tiêm vaccine COVID-19 đầy đủ và đúng lịch, kết hợp 'thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức' trong phòng chống dịch.
Virus SARS-CoV-2 có sự tiến hóa khôn lường. Đã có nhiều biến thể mới và có thể có nhiều biến thể hơn trong tương lai, thậm chí có thể trở thành biến chủng mới (tức là virus SARS-CoV-3, 4 có thể xuất hiện). Một khi còn chủng virus lưu hành thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh nặng.
Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1949/QĐ-BYT ngày 15/7/2022 phê duyệt các tài liệu truyền thông phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh.
Việc tiêm mũi vắc xin phòng COVID-19 mũi bổ sung, nhắc lại nhằm tăng mức độ phản ứng miễn dịch, làm cho kháng thể trong cơ thể lại được tăng lên nhằm chống lại tác nhân gây bệnh là rất quan trọng. Tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân và là trách nhiệm đối với cộng đồng, với người thân của mình. Mọi người hãy chủ động, tự giác đi tiêm chủng khi đến lượt, khi có tin nhắn hẹn tiêm!
Tin đồn: Sau tiêm vắc xin COVID-19 bị rụng tóc. Sự thật: Sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 bị rụng tóc là không có căn cứ để khẳng định. Mỗi cá thể có đáp ứng khác nhau và hoàn toàn có thể bị tác động bởi một lý do nào đó trùng hợp sau khi tiêm.
Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã liên tục cập nhật và ban hành các văn bản hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng trên cơ sở hướng dẫn của nhà sản xuất, khuyến cáo của Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin của Bộ Y tế, khuyến cáo của các tổ chức quốc tế.
Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với các đơn vị liên quan xây dựng chức năng trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19 và các hệ thống liên quan phục vụ cho việc ký số và cấp "Hộ chiếu vắc xin". Đến nay cơ bản các hệ thống đã hoàn thành, sẵn sàng cho việc cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân trên cả nước.
Hội chứng hậu COVID-19 với các ảnh hưởng tới hệ hô hấp, tim mạch, gan, cơ, thận, khớp, thần kinh … góp phần đáng kể làm giảm chất lượng giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ.
Ngày 12/01/2022, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Công văn số 171/UBND-KGVX v/v tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trước biến thể mới Omicron của vi-rút SARS-CoV-2.
Sở Y tế thành phố Đà Nẵng ban hành Hướng dẫn cách ly, chăm sóc, điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà/nơi lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Phiên bản cập nhật ngày 14.01.2022).
Sở Y tế thành phố Đà Nẵng có văn bản khẩn cập nhật điều kiện, quy trình, tiếp tục phối hợp triển khai và thống nhất thực hiện hiệu quả công tác cách ly, chăm sóc, điều trị F0 tại nhà/nơi lưu trú đến các đơn vị liên quan.
Ngày 31-12, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng ban hành CV 181/BCĐ-SYT triển khai cách ly, chăm sóc, điều trị người nhiễm Covid-19 tại nhà/nơi lưu trú trên toàn địa bàn thành phố. Thống nhất một số nội dung về công tác chăm sóc, cách ly, điều trị F0 tại nhà/ nơi lưu trú. Cụ thể như sau:
Ngày 29/12, Bộ Y tế ban hành công văn số 11042/BYT-DP gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...