Giảm sử dụng thực phẩm và thức uống có đường hằng ngày là góp phần dự phòng bệnh không lây nhiểm
Thứ hai - 15/07/2019 23:37
Thức uống và thức ăn có đường là loại thực phẩm ưa thích không chỉ của trẻ em mà còn của người lớn ở nước ta. Thói quen ăn ngọt có từ lâu do ngành nông nghiệp trồng mía của ông cha ta để lại. Ăn gì cũng thêm chút đường cho dịu cái vị trong lưỡi, cho ngon cái miệng. Từ đó, hệ lụy do ăn nhiều đường vẫn tiềm tàng gây ra rất nhiều bệnh không lây nhiễm như béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường...mà nhiều người không để ý đến.
Thức uống và thức ăn có đường là loại thực phẩm ưa thích không chỉ của trẻ em mà còn của người lớn ở nước ta. Thói quen ăn ngọt có từ lâu do ngành nông nghiệp trồng mía của ông cha ta để lại. Ăn gì cũng thêm chút đường cho dịu cái vị trong lưỡi, cho ngon cái miệng. Từ đó, hệ lụy do ăn nhiều đường vẫn tiềm tàng gây ra rất nhiều bệnh không lây nhiễm như béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường...mà nhiều người không để ý đến.
Thức ăn, đồ uống có đường mang thêm năng lượng ngoài khẩu phần ăn. Những tác động của thức uống có đường gây dư thừa năng lượng dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa, là nguy cơ cho các bệnh không lây nhiễm. Biến chứng nặng nề là bệnh tim mạch, nguyên nhân tử vong hàng đầu hiện nay, chiếm tới 33% nguyên nhân tử vong hàng năm.
Do đó,Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra các khuyến nghị để kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường nhằm phòng chống bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam. Mục tiêu là nhằm cung cấp cho các nhà quản lý, các nhà chuyên môn, các cơ quan báo chí và cộng đồng những biện pháp kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe người dân với các lý do, bằng chứng khoa học đã được WHO khuyến nghị. Hiện mỗi năm người Việt tiêu thụ gần 5 tỷ lít nước ngọt. Tỷ lệ tiêu thụ theo đầu người đã tăng lên nhanh chóng, gấp 7 lần trong 15 năm qua, mạnh nhất là trà uống sẵn và nước có ga, đồ uống thể thao, nước tăng lực và cuối cùng là nước ép trái cây. Trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ là dưới 25g/ngày theo khuyến cáo của WHO. Còn qua điều tra về mức sống của hộ gia đình Việt Nam cho thấy 62,86% số hộ gia đình có tiêu dùng nước giải khát có đường. Kết quả điều tra toàn cầu về sức khỏe học sinh năm 2013, tỷ lệ học sinh Việt Nam thường xuyên sử dụng đồ uống có ga trong 30 ngày của lứa tuổi 13-17 tuổi trung bình là 31,1%, trong đó trẻ em nam là 35,1%, trẻ em gái là 27,6%. Để hạn chế hệ lụy cho sức khỏe người dùng, WHO khuyến cáo lượng đường tự do trong chế độ ăn của mỗi người chỉ nên chiếm không quá 10% và nên giảm xuống dưới 5% năng lượng trong một ngày để có các lợi ích tăng thêm về sức khỏe.
Các chuyên gia của WHO cũng cho rằng để kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường, các doanh nghiệp cần phải dán nhãn sản phẩm nhằm cảnh báo sản phẩm có thể gây những tác hại nhất định cho sức khỏe người dùng. Hạn chế quảng cáo đối với đồ uống có đường để hạn chế tiêu thụ. Ngoài ra, để hạn chế đồ uống có đường, người dân cần tăng cường sử dụng thức ăn có vị ngọt tự nhiên của trái cây có lợi cho sức khỏe như rau, hoa quả, trái cây. Như vậy sẽ tác động trực tiếp làm giảm hàm lượng đường trong đồ uống, từ đó tạo động cơ giảm tiêu dùng hoặc thay thế đồ uống có hàm lượng đường cao bằng đồ uống có hàm lượng đường thấp hoặc không chứa hàm lượng đường.
Thay đổi các thói quen ăn ngọt của người Việt Nam, nhất là ở vùng miền thích ăn ngọt và thức uống ngọt thì sẽ nâng cao được sức khỏe người dân. Việc giảm tiêu thụ thức uống có đường là một trong những biện pháp hiệu quả để góp phần dự phòng và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng./.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...