Hiện nay có nhiều loài động vật chân đốt truyền nhiều bệnh khác nhau nên việc xác định đúng vai trò vector đặc điểm sinh lý, sinh thái của động vật chân đốt để áp dụng các phương pháp và biện pháp xử lý phù hợp nhằm hạn chế điều kiện phát triển, phá vỡ nơi cư trú của chúng.
Hiện nay có nhiều loài động vật chân đốt truyền nhiều bệnh khác nhau nên việc xác định đúng vai trò vector đặc điểm sinh lý, sinh thái của động vật chân đốt để áp dụng các phương pháp và biện pháp xử lý phù hợp nhằm hạn chế điều kiện phát triển, phá vỡ nơi cư trú của chúng.
Do vậy, việc giám sát và xử lý côn trùng truyền bệnh qua động vật có chân đốt là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cán bộ y tế. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn giám sát và xử lý côn trùng truyền bệnh qua động vật chân đốt cho cán bộ y tế tuyến cơ sở năm 2019 trong 3 ngày, từ ngày 17 - 19/12/2019.
Để đánh giá kiến thức và kỹ năng thực hành của mỗi cán bộ y tế, trước và sau lớp tập huấn, các học viên được kiểm tra test đầu vào và test đầu ra.Tại lớp tập huấn, các cán bộ tham gia tập huấn được hướng dẫn đầy đủ về giám sát côn trùng và xử lý côn trùng truyền bệnh; chu kỳ phát hiện và hình thể của ký sinh trùng sốt rét, hướng dẫn lấy máu xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét, Hình thể Ký sinh trùng sốt rét, kỹ thuật nhộm lam máu tìm ký sinh trùng bằng giemsa, phương pháp nhuộm thường quy và phương pháp nhộm nhanh, hướng dẫn sử dụng và bảo quản kính hiển vi. Bên cạnh đó nhằm nâng cao năng lực xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét cho cán bộ làm công tác xét nghiệm tại tất cả đơn vị y tế trên địa bàn thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố cũng đã hướng dẫn cho các cán bộ thực hành Soi lam các mẫu hình thể ký sinh trùng sốt rét qua kính hiển vi.