Ca COVID-19 nặng tăng nhẹ; đại dịch khiến số người bị rối loạn lo âu và trầm cảm tăng lên

Thứ tư - 12/10/2022 05:07
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy ca mắc COVID-19 và bệnh nhân nặng tăng nhẹ so với vài ngày trước đó; Đại dịch COVID-19 khiến số người bị rối loạn lo âu và trầm cảm tăng lên; Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện biến thể BA.5.1.7 lây lan nhanh của Omicron.

Ca mắc COVID-19 và bệnh nhân nặng tăng 

Bộ Y tế ngày 10/10 cho biết có 1.045 ca mắc COVID-19, tăng gần gấp 3 lần so với ngày trước đó; trong ngày tiếp tục không có bệnh nhân tử vong. Ngày 10/10 cũng là ngày có số bệnh nhân COVID-19 cao thứ 3 trong 10 ngày qua. Tuy nhiên, con số này giảm hơn nhiều so với cùng kỳ tháng 9/2022- thời điểm ca mắc thường xuyên trên 2.000/ ngày, thậm chí còn có những ngày trên 3.000 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.487.459 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.089 ca nhiễm).
picture1

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 ở Việt Nam đã khỏi bệnh là 10.596.509 ca, trong số hơn 844 nghìn người đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở ô xy là 77 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 68 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy xâm lấn: 6 ca. Số bệnh nhân nặng này tăng nhẹ so với những ngày trước đó và là ngày cao nhất kể từ đầu tháng 10/2022.
Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.
Tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng.
Đồng thời tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe để phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh thông tin về tác dụng, hiệu quả của vaccine trong ngăn ngừa bệnh nặng, tử vong, khuyến khích, vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; 
Tổ chức triển khai hiệu quả chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới "Vì một Việt Nam vững vàng, khỏe mạnh" theo công thức "2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine+ thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác

Đại dịch COVID-19 khiến số người bị rối loạn lo âu và trầm cảm tăng lên

Đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng cấp tính, mạn tính và phá hủy sức khỏe tâm thần của hàng triệu người. Vào năm 2020, số người bị rối loạn lo âu và trầm cảm đã tăng lên đáng kể vì đại dịch COVID-19...
Trong khi các dịch vụ phòng ngừa và điều trị hiệu quả sẵn có tại các cơ sở, nhưng nhiều người bị rối loạn tâm thần không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc hiệu quả, làm gia tăng khoảng trống điều trị cho các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% dân số, nghĩa là có gần 15 triệu người. Tuy nhiên đa số người dân cho rằng rối loạn tâm thần chỉ là tâm thần phân liệt (dân gian thường gọi là điên).
Thực tế tỷ lệ tâm thần phân liệt là 0,47% dân số; Trầm cảm, lo âu chiếm tỷ lệ cao, tới 5-6% dân số, còn lại là các rối loạn tâm thần khác như rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn tâm thần liên quan tới sử dụng rượu bia, ma túy và các chất gây nghiện khác…
Ở trẻ em, các vấn đề sức khỏe tâm thần vào khoảng 12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Ai cũng có thể mắc rối loạn tâm thần, ít nhất là ở một giai đoạn, thời điểm nào đó của cuộc đời.
Hữu Quý
(Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây