Hãy đo đúng và kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu
Thứ ba - 21/05/2024 04:21
Tăng huyết áp được xem là vấn đề y tế cộng đồng đang rất được quan tâm vì nó có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, suy tim, tổn thương thận và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Huyết áp cao còn có thể gây ra tổn thất kinh tế rất lớn cho bệnh nhân và gia đình lẫn hệ thống y tế và nền kinh tế quốc gia.
Chính vì thế, nhằm nâng cao hiểu biết của cộng đồng, xã hội về tăng huyết áp cùng các biện pháp hiệu quả phòng, chống huyết áp cao và bệnh tim mạch, từ năm 2005 Hội Tăng huyết áp Quốc tế kết hợp với Tổ chức Y tế thế giới đã quyết định lấy ngày 17/05 hàng năm là Ngày Thế giới phòng, chống Tăng huyết áp. Theo Thống kê, nước ta hiện có khoảng 17 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp. Đặc biệt, trong 17 triệu người mắc tăng huyết áp ở cộng đồng thì có tới trên 50% chưa được phát hiện và trên 70% chưa được điều trị. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp Tăng huyết áp là bệnh lý khá phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng, nếu không được kiểm soát tốt bệnh có thể tiến triển gây biến chứng nguy hiểm. Các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp là: - Tuổi tác, nhất là ở người từ 45 tuổi trở lên. - Thừa cân béo phì - Sử dụng rượu bia, thuốc lá làm tăng huyết áp và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do tăng huyết áp. - Ăn nhiều muối, ít rau quả. - Ít hoạt động thể lực. - Căng thẳng tâm lý. - Mắc các bệnh mạn tính như bệnh thận, đái tháo đường, … - Nguy cơ tăng huyết áp gia tăng nếu trong gia đình đã có người bị tăng huyết áp. Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương). Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. Phần lớn tăng huyết áp ở người trưởng thành là không rõ nguyên nhân (tăng huyết áp nguyên phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát).
Tăng huyết áp nếu không được kiểm soát tốt bệnh có thể tiến triển gây biến chứng nguy hiểm
Thay đổi lối sống có thể giúp kiểm soát tốt huyết áp * Cần có lối sống khoa học và tăng cường vận động thể lực - Hạn chế uống rượu, bia và các thức uống có cồn khác. - Bỏ hút thuốc. - Thường xuyên tập thể dục, ít nhất 30 phút mỗi ngày. - Tập thư giãn và giảm tối đa stress. - Ngủ đủ giấc, ngủ trưa khi cần thiết. - Cố gắng duy trì cân nặng ở mức lý tưởng. * Chế độ dinh dưỡng - Cần ăn nhiều trái cây và rau củ; hạn chế muối và chất béo. - Kiểm tra nhãn thực phẩm khi đi mua sắm, hạn chế thức ăn nhanh và các món chiên xào. - Lượng muối ăn hàng ngày nên hạn chế dưới 2,4g (khoảng 1/2 muỗng cà phê). Thực hiện bằng cách không nêm mặn khi nấu, hạn chế chấm thêm nước mắm, muối, nước tương khi ăn… - Nên ăn các chất béo chưa bão hòa có nhiều trong cá, các loại hạt, dầu ô liu, dầu hạt vải và quả bơ. Hạn chế ăn các chất béo đã bão hòa như thịt, sữa, lòng đỏ trứng, sữa nguyên kem, da động vật, phủ tạng động vật. - Tránh ăn bánh ngọt có nhiều chất béo, bánh nướng và các sản phẩm đóng hộp khác. * Cần tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp - Tăng huyết áp không thể khỏi hoàn toàn, cần điều trị lâu dài và có thể kéo dài đến suốt đời. Vì vậy, mọi người cần phải tuân thủ dùng thuốc mỗi ngày theo sự hướng dẫn của bác sĩ, ngay cả khi cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. - Không được tự ý đổi liều hay ngưng dùng thuốc, bởi việc ngưng thuốc đột ngột có thể gây tăng huyết áp đến mức nguy hiểm. - Tập thói quen dùng thuốc vào thời gian cố định. - Khi lỡ quên dùng một liều thuốc, không được dùng liều gấp đôi ở lần tiếp theo.
Thường xuyên tập thể dục, ít nhất 30 phút mỗi ngày
* Theo dõi sức khỏe định kỳ Huyết áp tăng cao có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể, ngoài ra những vấn đề sức khỏe thường tiến triển âm thầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần chủ động theo dõi sức khỏe định kỳ thường xuyên bằng cách thăm khám 3 - 6 tháng 1 lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra huyết áp và theo dõi tình hình sức khỏe. Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp năm 2024 với chủ đề "Hãy đo đúng và kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu", tập trung vào vấn đề giảm ăn muối, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu bia và tăng cường hoạt động thể lực. Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm mang tính chất kéo dài, tiềm ẩn nhiều biến chứng khó lường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Cách tốt nhất để bảo vệ bạn trước bệnh tăng huyết áp nói riêng cũng như các bệnh lý khác đó là khám sức khỏe định kỳ. Bởi đa số người bệnh tăng huyết áp không có triệu chứng và không biết bản thân mình đang mắc bệnh. Vì thế, đi khám sức khỏe định kỳ và đo chỉ số huyết áp thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...