Phản ứng sau tiêm là một trong những điều mà các bậc phụ huynh rất quan tâm và lo lắng khi cho con mình tiêm vắc xin phòng Covid-19. Về phía ngành Y tế Đà Nẵng, để đảm bảo việc tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ diễn ra an toàn và hiệu quả, Sở Y tế đã yêu cầu các đơn vị liên quan phải thành lập Đội cấp cứu lưu động, đồng thời giám sát chặt chẽ trong quá trình tiêm và xử trí nhanh nhất các sự cố bất lợi sau tiêm.
Trong hướng dẫn mới nhất ngày 15/4 về điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần (F1) của Bộ Y tế, F1 không còn phải cách ly.
Theo Bộ Y tế trong tháng 4/2022, sẽ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi. Có 2 loại vaccine được quyết định tiêm cho trẻ trong độ tuổi này. Các chuyên gia tiêm chủng và nhi khoa khuyến cáo không được tiêm trộn 2 loại...
Theo dự báo của Tổ chức y tế thế giới cũng như nhận định từ các nhà khoa học thì tình hình đại dịch vẫn còn diễn ra rất phức tạp và khả năng trong năm 2022 vẫn chưa thể kiểm soát được hoàn toàn bởi nguy cơ xuất hiện thêm nhiều biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Chính vì điều này mà để đảm bảo miễn dịch cộng đồng và bảo vệ trẻ em thì việc tiêm phòng vắc xin là cách tốt nhất ở thời điểm hiện tại.
Tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, việc xét nghiệm Covid-19 là rất cần thiết. Đây là nhu cầu chính đáng, nhưng người dân cần tìm hiểu việc sử dụng kit test như thế nào để có hiệu quả, đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ngày 28-3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 775/QĐ-BYT về hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc Covid-19. Đặc biệt, tại hướng dẫn này, Bộ Y tế lưu ý, không nhất thiết phải làm xét nghiệm Covid-19 thường xuyên cho tất cả trẻ sơ sinh, kể cả khi người chăm sóc trẻ mắc Covid-19.
Trong bối cảnh cả nước đang tập trung mọi nguồn lực nhằm đẩy lùi đại dịch COVID-19 thì bệnh Lao vẫn là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, âm thầm tàn phá sức khỏe, dễ lây lan ra cộng đồng nếu không được phát hiện, điều trị đúng và kịp thời.
Mặc dù vắc xin phòng Covid -19 có hiệu quả cao, nhưng hiệu quả đó sẽ giảm dần theo thời gian và những người thuộc nhóm nguy cơ có nhiều khả năng mắc COVID-19 nghiêm trọng hơn.
Trầm cảm và rối loạn ở trẻ em và thanh thiếu nên diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩ. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tâm thần học, tỷ lệ trẻ em bị trầm cảm và rối loạn lo âu đang trở nên cao gấp đôi so với trước đại dịch COVID-19.
Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, nó cần thiết cho hầu hết các hoạt động bình thường của cơ thể. Tuy vitamin D quan trọng như vậy nhưng bổ sung không đúng cách cũng gây thừa, có hại cho sức khỏe.
Để triển khai thực hiện Quyết định số 604/QĐ-BYT ngày 14/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 và tiếp tục triển khai hiệu quả công tác quản lý, chăm sóc, điều trị COVID-19 tại nhà/nơi lưu trú trên địa bàn thành phố, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đã có Công văn số 1219/SYT-NVY ngày 15/3/2022 gửi cho các đơn vị, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố về việc triển khai quyết định này.
Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, có thể gây thành dịch. Virus Dengue xâm nhập từ người bệnh sang người lành thông qua vết muỗi đốt từ muỗi vằn truyền bệnh trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti. Hiện nay, vẫn còn nhiều người có những nhận thức không đúng về bệnh dẫn đến những hậu quả khôn lường cho tính mạng.
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) được coi là “kẻ giết người” thầm lặng và là một trong những bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên toàn cơ thể. Đối với các bệnh nhân tiểu đường type 1 và type 2 có nguy cơ gặp các biến chứng ở mắt, đặc biệt là bệnh lý võng mạc ĐTĐ.
Bệnh võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực trên thế giới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những tổn thương nặng nề ở đáy mắt như phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, xuất huyết võng mạc…dẫn đến mù lòa.
Bệnh Võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) là một trong những nguyên nhân chính gây mù, đặc biệt là ở người trưởng thành trong độ tuổi lao động. Mức độ bệnh võng mạc tỷ lệ thuận với thời gian mắc đái tháo đường (ĐTĐ), mức đường huyết và huyết áp. Mang thai cũng có thể làm giảm khả năng kiểm soát glucose trong máu và do đó làm nặng thêm tình trạng bệnh võng mạc.
Hậu COVID-19 là gì? Hậu COVID-19 ( COVID kéo dài) là những dấu hiệu như triệu chứng của người nhiễm COVID-19 có thể kéo dài hoặc xuất hiện những triệu chứng mới. Hậu COVID-19 bao hàm các triệu chứng sức khỏe thể chất và tinh thần mà một số bệnh nhân gặp phải sau 4 tuần hoặc nhiều hơn sau khi nhiễm SARS-CoV-2. Biến chứng hậu COVID-19 không chỉ diễn ra ở người lớn, mà trẻ em cũng bị mắc hậu COVID-19.
Hiện nay, số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 ở nước ta vẫn ở mức cao, biến thể Omicron đã được ghi nhận trong cộng đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân được tiêm chủng vắc xin COVID-19 cũng đã đạt mức cao trên toàn quốc (là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin COVID-19 cao trên thế giới), số ca bệnh nặng và tử vong do COVID-19 vẫn đang được kiểm soát. Tiếp tục thực hiện chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) đã ban hành Công văn số 1265 ngày 15/3/2022, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh vào Việt Nam như sau:
Ngày 14/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 604 kèm hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID- 19. Theo hướng dẫn mới này, Bộ Y tế yêu cầu F0 cần được tạo không gian cách ly riêng, thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm, luôn mở cửa sổ.