Đối tượng nào có nguy cơ dễ bị mắc bệnh đái tháo đường?
Thứ ba - 21/09/2021 23:48
Hỏi: Đái tháo đường là gì? Trả lời: Đái tháo đường là sự chuyển háo cacbon hydrat. Với đặc điểm là tăng gluco máu mạn tính do cơ thể chúng ta thiếu hụt insulin hoặc là insulin hoạt động không hiệu quả và tình trạng này kháng insulin hoặc phối hợp cả 2 tình trạng này. Insulin là hocmoon do tế bào tuyến tuỵ tiết ra.
Hỏi: Bệnh đái tháo đường được phân loại như thế nào? Trả lời: Đái tháo đường được chia làm 4 nhóm chính:
ĐTĐ tuýp 1 do cơ thể chúng ta không còn tiết ra insulin. Đây là tình trạng bệnh lý tự miễn, thường diễn ra đối với trẻ em.
ĐTĐ thai kỳ (thường gặp ở phụ nữ mang thai): là tình trạng rối loạn dung nạp gluco, được chẩn đoán vào 3 kỳ giữa và 3 kỳ cuối của thai kỳ.
ĐTĐ do thuốc, hoá chất, xơ sỏi tuỵ hoặc có những rối loạn về gen.
Trong 4 nhóm này, ĐTĐ tuýp 2 chiếm đa số, trên 90%. Hỏi: Đối tượng nào có nguy cơ dễ bị mắc bệnh đái tháo đường? Trả lời:
Những người có tiền sử ĐTĐ như cha, mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh ĐTĐ thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ.
Những người ít vận đông, thừa cân béo phì hoặc có những tình trạng bệnh lý kèm theo như: tăng huyết áp hoặc có tiền sử ĐTĐ.
Nhưng người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá; Không hoạt động thể chất thường xuyên.
Những người có tiền sử rối loạn đường máu lúc đói hoặc rối loạn dung nạp đường; hoặc huyết áp cao (> 140/90 mmHg ở người lớn); hoặc mỡ máu (Lipid máu) bất thường .
Những phụ nữ trước đó có tiền sử ĐTĐ thai kỳ hoặc có hội chứng buồng trứng đa năng là những người có nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2.
Hỏi: Các triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường là gì? Trả lời: ĐTĐ thường diễn tiến thầm lặng, đôi khi không có triệu chứng, chỉ phát hiện tình cờ khi đi khám sức khoẻ. Triệu chứng có thể gặp như: bệnh nhân có cảm giác khát nước, uống nước nhiều, đái nhiều, sút cân, mệt mỏi, giảm khả năng nhìn, dễ nhiễm trùng, vết thương ở da lâu lành. Hỏi: Các biến chứng mạn tính lâu dài có thể gặp của bệnh đái tháo đường là gì? Trả lời: ĐTĐ không kiểm soát tốt có thể dẫn đến biến chứng cấp nặng, hoặc có thể dẫn đến tình trạng hôn mê, tử vong.
Nếu ĐTĐ được kiểm soát đường máu chặt chẽ quá sẽ dẫn đến nguy cơ gây hại đường máu, có thể để lại những di chứng não, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Sự tăng đường máu mạn tính kéo dài ở bệnh nhân ĐTĐ thường gây ra các ảnh hưởng các mạch máu nhỏ, lớn ở cơ thể chúng ta. Từ đó có thể gây ra rất nhiều biến chứng có thể gây rất nhiều biến chứng ở nhiều cơ quan trong cơ thể như:
Ở não: xảy ra tình trạng sa sút trí tuệ trầm trọng, tai biến mạch máu não;
Ở mắt: đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh lý võng mạc;
Ở thận: gây ra tình trạng tiểu protein, suy thận…
Hệ thần kinh: ảnh hưởng đến một số dây thần kinh vận động và cảm giác, các biểu hiện cảm giác đau, tê, nhức bàn chân, bàn tay, những vết thương lâu lành, gây nên tình trạng viêm loét bàn chân, hoại tử, có thể dẫn đến cụt bàn chân của bệnh nhân.