CÁCH ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG MẮT CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Thứ năm - 13/05/2021 21:31
Điều trị biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường cần phối hợp nhiều phương pháp, bao gồm kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, dùng thuốc và điều trị chuyên sâu.
Kiểm soát chỉ số đường huyết
     Ổn định đường huyết trong giới hạn an toàn là điều đầu tiên cần thực hiện trong điều trị các bệnh về mắt cho người tiểu đường. Việc này sẽ giúp ngăn chặn mạch máu tiếp tục bị tổn thương và làm nặng thêm biến chứng mờ mắt của bệnh tiểu đường. Để đường huyết ổn định, người bệnh cần đảm bảo thực hiện tốt ba điều cơ bản, bao gồm chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục hàng ngày và dùng thuốc tiểu đường đúng chỉ định.
 
1405221

Dùng thuốc điều trị
     Biến chứng mắt tiểu đường có thể được điều trị bằng thuốc chống VEGF (thuốc chống tăng sinh mạch máu). Loại thuốc này có tác dụng ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu VEGF, từ đó làm giảm sự phát triển quá mức các mạch máu mới, giảm rò rỉ chất dịch tại mắt người tiểu đường. Một số thuốc chống VEGF thường gặp là PEGAPTANlD (MACCUGEN), BEVAClZUMAB (AVASTlN), RANIBlZUMAB (LUCENTlS), AFLlBERCEPT (Eyle). Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm trực tiếp thuốc chống VEGF vào dịch kính của mắt.
Các phương pháp điều trị chuyên sâu
     Với những trường hợp bị biến chứng mắt do tiểu đường nặng, người bệnh sẽ cần phải can thiệp sâu hơn bằng laser hoặc thay dịch kính, thủy tinh thể.
Điều trị bằng laser
     Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng phương pháp laser. Phương pháp này sẽ xử lý các vi mạch tổn thương bị rò rỉ máu. Kết quả là có thể giảm tác động tiêu cực của tiểu đường lên mắt, lấy lại thị lực đã giảm sút và ngăn ngừa nguy cơ mù lòa.Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, tác dụng của laser không cao bằng phương pháp sử dụng thuốc chống VEGF.
Phương pháp điều trị laser có 2 loại chính:
- Phương pháp laser tập trung (Focal laser): giúp làm chậm, ngăn cản sự rò rỉ máu và các chất trong máu từ vi mạch tổn thương ra võng mạc bằng cách đốt các mạch máu với laser tập trung. Phương pháp này chỉ cần thực hiện 1 lần.
- Phương pháp laser tán xạ (Scatter laser): Giúp co các mạch máu tăng sinh bất thường bằng các vết “bỏng laser” trên diện rộng. Sau khi thực hiện phương pháp này người bệnh có thể nhìn mờ trong vài tuần nhưng sau đó thị lực sẽ được cải thiện.
Lấy bỏ dịch thủy kính
     Lấy bỏ dịch thủy kính là phương pháp loại bỏ toàn bộ máu, dịch thừa, và các mô sẹo tích tụ tại võng mạc. Võng mạc được bảo vệ an toàn giúp người bệnh phòng tránh nguy cơ mù lòa. Trong suốt quá trình phẫu thuật lấy bỏ dịch thủy kính; thuốc tê và nước muối sinh lý được bơm nhẹ nhàng vào mắt người bệnh để duy trì áp lực ở mắt khi máu, dịch thừa và mô sẹo đã đưa ra ngoài.
Phẫu thuật thay thủy tinh thể
     Đây là phẫu thuật trong đó bác sĩ sẽ tháo thể thủy tinh mờ đục do tiểu đường và thay thế nó bằng một thể thủy tinh nhân tạo mới. Người bệnh tiểu đường sau khi phẫu thuật thay thủy tinh thể thị lực sẽ được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, mức độ cải thiện có thể khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào việc người đó có mắc các biến chứng mắt tiểu đường khác hay không.
Phương pháp phòng và cải thiện biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường
     Để phòng ngừa và cải thiện biến chứng mắt của tiểu đường, ngăn chặn nguy cơ mù lòa vĩnh viễn, người bệnh cần đến những giải pháp giúp tác động sâu vào mạch máu nhỏ bị tổn thương tại mắt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng kết hợp các thảo dược tự nhiên như Câu kỷ tử, Hoài sơn, Mạch môn, Nhàu sẽ giúp dọn dẹp sạch yếu tố gây hại do đường huyết cao gây ra trên mạch máu, giúp tăng cường lưu thông máu đến các mạch nhỏ tại mắt, ngăn chặn suy giảm thị lực ở người tiểu đường.

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây