Các phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư hiện nay
Thứ sáu - 19/11/2021 02:55
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư hiện đại, được sự dụng phổ biến để kìm hãm sự phát triển của các khối u ác tính. Đây là một phương pháp điều trị khá tốn kém và phức tạp, đồng thời nó cũng mang đến một số tác dụng phụ khiến người bệnh khó chịu.
1. Xạ trị ung thư là gì? Xạ trị ung thư là gì? Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư dưới sự tác động của bức xạ ion hóa và tia X mang năng lượng cao vào vị trí của các tế bào K (tế bào ung thư). Nó phá vỡ tế bào ung thư, làm ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư mới và tiêu diệt các tế bào ung thư cũ. Trong nhiều trường hợp, phương pháp xạ trị ung thư có thể chữa khỏi bệnh ung thư nếu phát hiện sớm và tuân thủ theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. 2. Bệnh ung thư nào được chỉ định điều trị bằng phương pháp xạ trị? Mục tiêu của phương pháp xạ trị là điều trị khỏi, kiểm soát hoặc giảm nhẹ bệnh ung thư.Với các trường hợp có khối u to, bệnh nhân cần được xạ trị trước để làm nhỏ khối u. Hoặc xạ trị sau phẩu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Bên cạnh đó, phương pháp xạ trị ung thư còn áp dụng cho mục đích để loại bỏ các triệu chứng chảy máu hay tắc các cơ quan nội tạng. Thông thường, xạ trị ung thư ở giai đoạn đầu, giai đoạn 1, 2, đầu giai đoạn 3 có thể có mục tiêu là chữa khỏi ung thư. Ở ung thư giai đoạn sau giai đoạn 3, giai đoạn 4 (giai đoạn cuối) mục tiêu của xạ trị thường là kiểm soát và giảm nhẹ bệnh. Xạ trị thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng cho một số bệnh ung thư sau:
Bệnh ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung... có thể điều trị bằng phương pháp xạ trị ung thư giai đoạn sớm. Hoặc các u bướu được phát hiện ở giai đoạn sớm có thể xạ trị mà không cần phẫu thuật. Bênh cạnh đó, với những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, áp dụng phương pháp này cho việc giảm các cơn đau, ngăn chặn sự hình thành các tế bào mới. Và trong điều kiện bệnh nhân hồi phục tốt thì cơ hội khỏi bệnh vẫn rất cao. Ví dụ như ung thư vú điều trị bằng xạ trị thì cơ hội sống rất lớn cho người bệnh. 3. Các phương pháp xạ trị đang được sử dụng hiện nay? Các loại phóng xạ mà bệnh nhân có thể chỉ định tùy thuộc vào loại ung thư bạn mắc phải và vị trí của khối u. Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể kết hợp nhiều loại xạ trị với nhau. Hiện nay có 3 phương pháp xạ trị đang được sử dụng trong điều trị ung thư Xạ trị ngoài - xạ trị chùm tia ngoài Phương pháp này gần giống với chụp X - quang chỉ khác là thời gian xạ trị sẽ lâu hơn. Bệnh nhân sẽ được chiếu các tia X từ bên ngoài vào cơ thể thông qua máy gia tốc tuyến tính. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay. Xạ trị từ bên ngoài có thể tác dụng lên một vùng lớn trên cơ thể và có thể điều trị cùng lúc nhiều vùng như các khối u và hạch bạch huyết gần nó. Bệnh nhân sẽ thường được xạ trị hàng ngày trong vòng vài tuần và được thực hiện trong các lần khám ngoại trú đến bệnh viện hoặc trung tâm điều trị. Xạ trị proton hay liệu pháp proton là 1 trong những phương pháp xạ trị ngoài hiện đại nhất hiện nay. để điểu trị ung thư. Xạ trị proton sử dụng chùm tia proton năng lượng cao bắn phá tế bào ung thư. Biện pháp này làm giảm tác dụng phụ gây tổn thương tế bào lành hơn những biện pháp xạ trị ngoài khác. Xạ trị trong Phương pháp này được sử dụng để cho một khối u nhỏ cần liều xạ trị cao hơn mức bình thường. Bệnh nhân sẽ được đưa một vật chứa phóng xạ vào khu vực có khối u hoặc khoảng chứa bên trong gần khối u. Để đặt nguồn phóng xạ vào đúng vị trí, các bác sĩ có thể dùng siêu âm, X quang hoặc CT. Trong thời gian điều trị bằng phương pháp này, bệnh nhân thường được cách ly với người khác và điều trị dài ngày trong bệnh viện để tránh việc lây nhiễm phóng xạ sang người khác. Xạ trị toàn thân Đây là phương pháp sử dụng các loại thuốc phóng xạ thông qua việc tiêm tĩnh mạch, uống hoặc đưa vào các khoang của cơ thể, thuốc chứa chât phóng xạ sẽ được đưa vào cơ thể để điều trị ung thư. Phương pháp này thường được sử dụng cho các bệnh nhân ung thư xương, ung thư tuyến giáp. Nếu sử dụng với liều thấp, bệnh nhân có thể không cần nằm viện, nhưng nếu sử dụng liều cao, bệnh nhân sẽ cần điều trị tại bệnh viện và cách ly với ngoài nhà để giảm thiểu khả năng lây nhiễm phóng xạ. Bs. Thân Văn Chín
(Nguồn: BV Ung Bướu ĐN)
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...