Ca COVID-19 mới tăng, nhiều ca thở máy: Những ai cần tiêm vaccine?

Thứ sáu - 05/05/2023 04:23
Trước diễn biến gia tăng ca mắc COVID-19 mới, số bệnh nhân nặng cũng tăng, đã ghi nhận 9 trường hợp tử vong do COVID-19, Bộ Y tế và các chuyên gia dịch tễ, truyền nhiễm… tiếp tục đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine cho người thuộc nhóm nguy cơ cao để bảo vệ chặt chẽ hơn nữa những đối tượng này.

Tăng tốc tiêm vaccine COVID-19 cho những đối tượng nguy cơ cao

Theo thống kê của đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế, số mũi vaccine COVID-19 trong ngày 4/5 là 15.550 mũi tại 10 tỉnh, thành phố, trong đó 13.815 mũi tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên và 1.735 mũi tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi. Đây là ngày có số lượng tiêm vaccine cao trong khoảng 1 tuần trở lại đây.
Đến nay tổng số mũi vaccine COVID-19 đã tiêm ở nước ta là 266.266.588 mũi.
Trong đó, nhóm từ 18 tuổi trở lên:
- Tiêm mũi 3: Tổng số có 52.106.937 mũi tiêm (81,8%) trong ngày có 8 tỉnh triển khai với 3.850 người được tiêm
- Tiêm mũi 4: Tổng số có 17.824.995 mũi tiêm (89%), trong ngày có 8 tỉnh triển khai với 9.333 người được tiêm
Nhóm từ 12-17 tuổi: Số tiêm mũi 3 có 5.813.288 mũi tiêm (69,3%)
Nhóm từ 5 - dưới 12 tuổi: Tổng số mũi tiêm đã thực hiện là 18.663.896 mũi tiêm:
- Mũi 1: 10.214.069 mũi tiêm (92,5%)
- Mũi 2: 8.449.827 mũi tiêm (76,5%)
tcvx

Vaccine có hiệu quả trong phòng bệnh và các biến chứng do COVID-19 gây ra

Trước diễn biến gia tăng các ca mắc COVID-19 thời gian gần đây, trong đó gia tăng cả bệnh nhân nặng và số trường hợp tử vong trong hơn 2 tuần qua đã ghi nhận 9 ca - có những trường hợp bệnh nền nhưng không tiêm đủ, chưa tiêm đủ mũi vaccine theo khuyến cáo, Bộ Y tế và các chuyên gia dịch tễ, truyền nhiễm… đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiêm vaccine cho người thuộc nhóm nguy cơ cao để bảo vệ chặt chẽ hơn nữa những đối tượng này trước diễn biến tăng về số ca mắc.
Trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết tiêm vacccine phòng COVID-19 đã giúp Việt Nam chuyển từ giai đoạn Zero COVID-19 sang giai đoạn thích ứng an toàn hiệu quả, vừa kiểm soát dịch bệnh vừa phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, miễn dịch của vaccine COVID-19 không thật bền vững. Sau 4-6 tháng, miễn dịch giảm đi rất nhiều và cần tiêm nhắc lại. Lịch tiêm nhắc lại được khuyến cáo tiêm sau mũi cuối cùng đã tiêm khoảng 6 tháng. Như vậy, những người đã tiêm mũi vaccine cuối cùng cách đây 6 tháng có thể tiêm bổ sung. Vaccine có hiệu quả giảm triệu chứng nặng, giảm nhập viện và giảm tỉ lệ tử vong.
Vì vậy, chuyên gia tiếp tục khuyến cáo những đối tượng nguy cơ cao dễ bị tổn thương là người già, người bệnh nền, phụ nữ có thai, người bị suy giảm miễn dịch cần tuân thủ tiêm vaccine theo khuyến cáo đủ liều, đúng lịch bởi đây ;à nhóm đối tượng khi nhiễm dễ chuyển nặng, làm tăng số bệnh nhân cần điều trị tại cơ sở y tế, có thể dẫn đến quá tải hệ thống y tế và tăng tỉ lệ tử vong.
Cùng đó chuyên gia khuyến cáo mọi người cần đeo khẩu trang để phòng bệnh cho mình và cộng đồng nhất là đối tượng dễ bị tổn thương như đã nêu trên. Điều này không chỉ giúp phòng COVID-19 mà còn cả các bệnh viêm đường hô hấp khác như cúm A, cúm B...
TS Đặng Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia nêu rõ: Vaccine phòng COVID-19 có hiệu quả trong phòng bệnh và các biến chứng do COVID-19 gây ra, giảm tỉ lệ mắc bệnh nặng và tử vong.
Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyến cáo các nước triển khai tiêm vaccine COVID-19, ưu tiên hoàn thành liều cơ bản đối với các đối tượng từ 5 tuổi trở lên và bao phủ trên diện rộng để đạt miễn dịch cộng đồng, phòng bệnh cho cá nhân và những người xung quanh. Ngoài ra, Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo các quốc gia triển khai tiêm nhắc các liều tiếp theo dựa trên tình hình dịch bệnh.
Long Vương
(Theo https://suckhoedoisong.vn/)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây