Mặc dù đều là phương pháp ngăn ngừa lây nhiễm HIV bằng cách sử dụng thuốc kháng virus (ARV) dành cho những người đang âm tính với HIV có nguy cơ lây nhiễm; tuy nhiên, PrEP và PEP lại có rất nhiều điểm khác biệt.
PrEP - Là sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao.PrEP có hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97% và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt. PEP - Là sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV cho những người đã bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sauphơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môitrường nghề nghiệp. Mặc dù đều là phương pháp ngăn ngừa lây nhiễm HIV bằng cách sử dụng thuốc kháng virus (ARV) dành cho những người đang âm tính với HIV có nguy cơ lây nhiễm; tuy nhiên, PrEP và PEP lại có rất nhiều điểm khác biệt. Các bạn hãy cùng tìm điểm khác biệt giữa 2 phương pháp này nhé!
Các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ PrEPtrên địa bàn thành phố 1. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng, 118 Lê Đình Lý, quận Thanh Khê 2. Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu, 525 Tôn Đức Thắng, quận Liên Chiểu
Các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ PEPtrên địa bàn thành phố 1.Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng, 118 Lê Đình Lý, quận Thanh Khê 2. Bệnh viện Da Liễu thành phố Đà Nẵng, 91 Dũng Sỹ Thanh Khê, quận Thanh Khê 3. Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, 402 Lê Văn Hiến, quận Ngũ Hành Sơn 4. Trung tâm Y tế quận Thanh Khê, Kiệt 62 Hà Huy Tập, quận Thanh Khê 5. Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu, 525 Tôn Đức Thắng, quận Liên Chiểu 6. Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang – thôn Thạch Nham Đông, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...