Trẻ bị tay chân miệng rồi vẫn mắc lại nhiều lần

Thứ năm - 27/07/2023 21:45
Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Nhiều người thắc mắc trẻ vừa mắc bệnh tay chân miệng liệu có lây tiếp và mắc bệnh tiếp không? Cách phòng bệnh như thế nào để để hạn chế sự lây nhiễm?
Bệnh tay chân miệng có thể tái mắc nhiều lần- Vì sao?
Bệnh tay chân miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi.
Bệnh tay chân miệng có thể tái phát nhiều lần nếu trẻ tiếp xúc với người bị tay chân miệng. Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng lần thứ 2, lần thứ 3, thậm chí lần thứ 4 hoặc nhiều hơn. Bởi vì trẻ em sau khi bị nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng, dù có biểu hiện lâm sàng hay không có triệu chứng, người bệnh ít nhiều có kháng thể chống lại virus. Tuy nhiên, lượng kháng thể không nhiều, không bền vững nên không đủ để bảo vệ trẻ.
vi rút
Có hơn 10 chủng virus thuộc nhóm virus đường ruột (Enterovirus) có thể gây bệnh tay chân miệng.

Ngoài hai chủng virus gây bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ em, còn có hơn 10 chủng virus thuộc nhóm virus đường ruột (Enterovirus) có thể gây bệnh tay chân miệng. Đây chính là lý do trẻ có thể bị mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần. Hoàn toàn không có tình trạng miễn nhiễm chéo giữa các chủng virus gây bệnh bệnh tay chân miệng ở trẻ. Chính vì lẽ đó, trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần và biểu hiện bệnh lần sau có thể giống hoặc khác với lần trước.
Điều trị và chăm sóc đúng cách khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Theo đó, mục tiêu điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biện pháp điều trị tích cực với những trường hợp nặng.
Cha mẹ cần thực hiện đúng theo nguyên tắc sau:
Cần cách ly trẻ mắc tay chân miệng để hạn chế sự lây nhiễm
- Trẻ khi được xác định mắc bệnh tay chân miệng phải được nghỉ học cho đến khi bệnh khỏi hẳn, để ngăn chặn sự lây nhiễm cho các trẻ khác trong môi trường học đường.
- Nếu gia đình có nhiều trẻ cùng chung sống, nên cách ly tuyệt đối giữa trẻ lành và trẻ bệnh bằng nhiều cách, tùy theo hoàn cảnh gia đình.
- Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bị bệnh, nên mang khẩu trang y tế cho mình và cho cả trẻ bệnh.
- Sau khi tiếp xúc nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch, để hạn chế sự lây lan khi phải chăm sóc trẻ lành.
rua tay
                             Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Cần vệ sinh cho trẻ bệnh
- Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng, nước sạch, để giúp hạn chế sự lan truyền bệnh tay chân miệng cho trẻ lành, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy, để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh tay chân miệng qua đường tay – miệng.
- Quần áo của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi được giặt sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch.
- Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, bát đũa và thìa ăn cơm… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.
                                                                                                                     Thanh Bình
                                                                                                    (Theo https://suckhoedoisong.vn/)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây