Đà Nẵng tiếp tục tiêm chủng cho gần 15.000 trẻ trong độ tuổi từ 6 đến dưới 12 tuổi

Thứ ba - 26/04/2022 23:50
Việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ sớm đồng nghĩa với việc trang bị thêm “lá chắn” bảo vệ để trẻ có được một tương lai khỏe mạnh, an toàn. Đồng thời, tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở nhóm tuổi này còn có thể giúp bảo vệ các thế hệ trong gia đình và phòng tránh nguy cơ lây lan cho các trẻ khác khi học tập và vui chơi ở trường.
Theo công văn 1902/KH-SYT của Sở Y tế Tp. Đà Nẵng, từ ngày 28/4 đến ngày 06/5/2022, TP. Đà Nẵng sẽ triển khai tiêm chủng mũi 1 vaccine phòng COVID-19 Moderna cho các đối tượng là trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi đang cư trú trên địa bàn thành phố ( bao gồm người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài) dựa trên nguyên tắc tiêm cuốn chiếu từ độ tuổi lớn đến độ tuổi nhỏ, từ lớp lớn đến lớp nhỏ. Đồng thời tiếp tục tiêm vét vắc xin phòng Moderna cho các trẻ chưa tiêm trong các kế hoạch tiêm chủng trước. Số liều vaccine phòng COVID-19 Moderna sử dụng trong đợt này là 14.800 liều 0,25 ml sử dụng để tiêm chủng cho 14.800 trẻ.
tiem cho te dot 2

Theo Sở Y tế, vấn đề cần quan tâm của đợt tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em đó chính là thiết lập khu xử trí tai biến nặng sau tiêm chủng; giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng; giám sát trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng để hướng đến chiến dịch tiêm an toàn, bởi đây là nhóm đối tượng cần đặc biệt lưu ý.
Để bảo đảm an toàn, ngành y tế giao Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng chịu trách nhiệm xử lý cấp cứu các trường hợp nặng vượt quá khả năng của các điểm tiêm, đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị y tế trên địa bàn trong việc theo dõi, xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng. Bên cạnh đó, mỗi đơn vị phụ trách tiêm chủng đã thành lập đội cấp cứu lưu động và phương tiện kèm theo, sẵn sàng hỗ trợ cấp cứu tại các điểm tiêm chủng; cung cấp số điện thoại đường dây nóng để người dân, các trường học liên hệ trong trường hợp cần thiết.
Các bệnh viện, đơn vị được giao bố trí đội tiêm chủng, đội theo dõi xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng, xe cấp cứu gồm 4 người thực hiện đo dấu hiệu sinh tồn, khám sàng lọc, theo dõi sau tiêm chủng, hỗ trợ theo dõi sau tiêm; đội theo dõi, xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng (bố trí 1 bộ phận thường trực, các trang thiết bị, thuốc, phương tiện cấp cứu, vận chuyển); xe cấp cứu (đầy đủ nhân lực, trang thiết bị). Trường hợp xảy ra tai biến nặng khi đang triển khai tiêm chủng, người đứng đầu cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm dừng ngay buổi tiêm chủng, xử trí cấp cứu và báo cáo theo quy định.
tc cho te 6

UBND thành phố giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan liên quan hướng dẫn và triển khai thực hiện kế hoạch này trên địa bàn thành phố.
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ Sở Y tế, các địa phương trong việc tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ trong độ tuổi đến cán bộ, giáo viên, vận động phụ huynh, người giám hộ cho trẻ tham gia tiêm vắc-xin.
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Y tế tăng cường công tác truyền thông về lợi ích, tính an toàn sau tiêm chủng vắc-xin; kế hoạch triển khai tiêm chủng; hướng dẫn, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tiêm chủng; theo dõi việc điều chỉnh các tính năng để đáp ứng hoạt động nhập liệu trên hệ thống thông tin tiêm chủng Covid-19 đối với hoạt động tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
 Việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ sớm đồng nghĩa với việc trang bị thêm “lá chắn” bảo vệ để trẻ có được một tương lai khỏe mạnh, an toàn. Đồng thời, tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở nhóm tuổi này còn có thể giúp bảo vệ các thế hệ trong gia đình và phòng tránh nguy cơ lây lan cho các trẻ khác khi học tập và vui chơi ở trường.
Phước An

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây