GIÁO DỤC XÂY DỰNG KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ - Bài học quan trọng nhất đối với trẻ bị nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Thứ năm - 10/10/2019 23:05
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, "Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân cần có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay những thách thức của cuộc sống hàng ngày."
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, "Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân cần có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay những thách thức của cuộc sống hàng ngày."  Còn theo  UNICEFF  “ Kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả” ;
     Như vậy Kỹ năng không phải sinh ra đã có, kỹ năng là sản phẩm của hoạt động thực tiễn. Kỹ năng sống hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng. Chính vì vậy mà ngay từ giai đoạn mầm non, trẻ cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển một cách tốt nhất.
     Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. Hàng loạt các vụ, việc xảy ra như bạo lực học đường, vi phạm đạo đức, có hành vi cấu thành tội phạm… đã đặt ra câu hỏi “đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?”. Phải chăng do các em thiếu kiến thức, kỹ năng sống và hòa nhập xã hội. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình.
     Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách sau này, đặc biệt các trẻ bị nhiễm HIV và các cháu bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS  giúp trẻ làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp, nhanh chóng hoà nhập và khẳng định vị trí của mình trong tập thể, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống. Chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết.
     Được sự quan tâm hỗ trợ kinh phí của tổ chức VNHIP và sự quan tâm phối hợp nhiệt tình của các bậc phụ huynh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thành công tám buổi sinh hoạt với chủ đề: “Giáo dục xây dựng kỹ năng sống cho trẻ bị nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” vào các ngày chủ nhật trong tuần từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2019; với 8 nội dung sinh hoạt  “Kỹ năng giao tiếp (nghe, nói, viết); Kỹ năng Phê bình mang tính xây dựng; Kỹ năng Suy nghĩ sáng tạo; Kỹ năng Giải quyết xung đột; Kỹ năng Thực hành kiên nhẫn; Kỹ năng về vệ sinh cá nhân; Kỹ năng Quản lý thời gian hiệu quả và cuối cùng là Kỹ năng Phát triển thói quen suy nghĩ độc lập” với sự tham gia của 12 trẻ và sự hướng dẫn của anh Trần Duy cán bộ quản lý dự án, cùng với hai nhân viên Khoa phòng, chống HIV/AIDS &QLĐTNC, các em thực hành đóng vai và giải quyết các vấn đề trọng tâm theo yêu cầu của bài giảng. Sau khóa học các cháu đã hiểu rằng:
1. Giao tiếp không chỉ đơn giản là nói, nó còn liên quan đến nghe, viết, và thậm chí thể hiện ngôn ngữ cơ thể một cách thích hợp. Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi;
2. Biết và hiểu làm thế nào để nhận/phản hồi tới những người khác bằng cách sử dụng tốt kỹ năng giao tiếp để tránh/hạn chế sự hiểu nhầm;
3. Giúp các em hiểu được tư duy sáng tạo, giúp các em làm chủ được vốn kiến thức, chủ động tìm tòi những điều mới, giúp các bạn tự tin đối mặt với những thử thách. Từ đó, các em sẽ dễ dàng đạt được những thành tựu cao trong học tập và sự nghiệp sau này. Bên cạnh đó, kỹ năng sáng tạo cũng giúp các em tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh
4. Giúp các em biết cách xác định cách giải quyết xung đột một cách thích hợp mà không làm hỏng mối quan hệ của mình với người khác, và từ đó biết cách đối phó với các xung đột một cách hiệu quả;
5. Biết kỹ năng kiểm soát tình cảm – kỹ năng kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân có hại cho bản thân và người khác.
6. Các em sẽ học cách duy trì vệ sinh cá nhân bằng cách biết phân tích cách sống lành mạnh và hiểu "Sức khỏe là điều quý báu nhất - Khỏe mạnh không phải là mục tiêu, đó là một cách sống.”
7. Tập cho các em biết lập kế hoạch chi tiết và thời gian cụ thể, không sợ bị ảnh hưởng đến kết quả công việc và không bị lãng phí những khoảng thời gian quý giá và rèn luyện tính tập trung, kỹ luật và thói quen không làm việc theo cảm hứng
8. Và buổi học cuối cùng của khóa học, các em được rèn luyện thói quen suy nghĩ độc lập, tích cực và năng động hơn bằng cách đặt nhiều câu hỏi, khám phá ra những cách làm mới, biết lựa chọn phương án tối ưu phù hợp cho một vấn đề.
 
11


Khóa học đã lắng nghe ý kiến phát biểu của cháu Nguyễn Thị H P:
“Chúng cháu là những đứa trẻ vốn dễ bị tổn thương do tình trạng nhiễm HIV của mình lại hàng ngày hàng giờ phải đối mặt với những soi mói và dị nghị tại nơi sinh sống, học tập, vui chơi và khám chữa bệnh. Qua khóa học kỹ năng này chúng cháu đã học được những bài học rất bổ ích, thích cái không khí mà lớp học mang lại. Nó tràn đầy tiếng nói cười và đôi khi nó có cả tiếng cãi nhau, tất cả mọi người cùng hòa đồng, năng động. Cháu đã nhận ra được nhiều khuyết điểm của mình. Từ bé đến giờ cháu chưa tự tin về việc đứng trước đám đông, tham gia hoạt động ở trường, nhưng khi tham gia vào lớp học thì cháu lại thấy mình còn rất nhiều điều cần phải học hỏi, cho cháu biết lắng nghe, biết kiên nhẫn, biết cách giữ bình tĩnh – kìm chế mỗi khi cháu tức giận, làm cho cuộc sống bớt căng thẳng và vui vẻ hơn, cảm thấy tự tin vào chính mình.
     Cháu rất vui và hạnh phúc khi được tham gia vào lớp học kỹ năng này, với nguyện vọng luôn được lãnh đạo quan tâm nhiều hơn, dành tình cảm cho các cháu nhiều hơn, tiếp tục tổ chức buổi sinh hoạt như thể này để giúp các cháu gần gũi nhau hơn, cùng nhau chia sẻ và được các bác luôn dành tình cảm cho những người không may mắc phải căn bệnh này, các cháu hứa sẽ cố gắng ngoan ngoãn vượt qua chính mình cố gắng học tập trở thành những công dân có ích cho xã hội”

     Trong suốt thời gian chuẩn bị 8 lớp học, cũng như để đạt được thành công cho hoạt động, khoa Phòng, chống HIV/AIDS &QLĐTNC cũng đã nhận được sự quan tâm của các bậc huynh. Một phụ huynh luôn đồng hành với con trong khóa học này đã phát biểu:
     “Cảm ơn lãnh đạo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng; của tổ chức VNHIP đã quan tâm đến con của chúng tôi, các cháu có hoàn cảnh kém may mắn trong cuộc sống, các cháu phải sống trong hoàn cảnh khó khăn bị phân biệt đối xử, chịu thiệt thòi nhiều trong học tập, đã tổ chức lớp học này, đã đồng hành cùng gia đình trong cách dạy con Kỹ năng sống và mong muốn, hy vọng tiếp tục thường xuyên duy trì mở rộng lớp học trong những năm tới.  “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Đó là ý kiến phát biểu của chị Lê Thị L. phụ huynh của cháu Kiều L. H.
 
22

Đại diện tổ chức VNHIP, anh Trần Duy, cán bộ quản lý dự án đã phát biểu:
“Với thời gian và nguồn kinh phí hạn hẹp như vậy, các cháu chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng sống, điều mà những người làm công tác Chăm sóc hỗ trợ những trẻ em không may bị bất hạnh rất mong muốn. Để có được kết quả tốt nhất trong định hướng, rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng sống cho trẻ, phụ huynh phải hiểu rõ con, hiểu rõ những kiến thức giáo dục kỹ năng sống cần thiết khi xã hội ngày càng hiện đại, càng phát triển thì những mối nguy hiểm cho trẻ con ngày càng nhiều. Những nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ tiềm ẩn không chỉ ở gia đình, ở trường học, ngoài đường mà còn ở bất kỳ đâu trong cuộc sống này. Bồi dưỡng cho trẻ những kỹ năng sống, những thói quen tốt không phải là việc một sớm một chiều mà là cả một quá trình và phải chọn đúng thời điểm thích hợp với độ tuổi của trẻ để bắt đầu mới có kết quả tốt nhất;
     Cảm ơn các bậc phụ huynh đã xoá bỏ mặc cảm, kỳ thị ,luôn luôn chia sẻ đồng hành cùng tổ chức VNHIP và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng, không ngại khó khăn đã đưa các cháu đến tham dự lớp học này để các cháu thấy được sự quan tâm của xã hội, tình cảm, sự yêu thương, chia sẻ, đã mang đến những niềm vui để tiếp thêm sức mạnh và nghị lực để các cháu vượt qua căn bệnh này và để thay đổi cách nhìn nhận nhằm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV, đặc biệt là với trẻ nhiễm HIV và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong cộng đồng”.

 
33

     Khóa học đã khép lại, nhưng dư âm về ý nghĩa của những ngày tham gia lớp Giáo dục xây dựng kỹ năng sống đã mang đến những niềm vui đầy ấm áp, ngập tràn tiếng cười, đã để lại nhiều bất ngờ, thú vị, chứa đựng nhiều tình cảm, sự yêu thương để tiếp thêm sức mạnh và nghị lực để các cháu vượt qua căn bệnh này. Các cháu đã hiểu được và nắm rỏ tám nội dung cơ bản, biết “Học để làm - Học để làm người -Học để biết - Học để chung sống” đó cũng là kiến thức bổ ích cho các em trong cuộc sống.  Niềm vui ấy và cảm xúc ấy vẫn còn vẹn nguyên trong trái tim của các bậc phụ huynh và các cháu bị nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS./.
               
     Trần Thị Kim Hạnh
  Khoa Phòng, chống HIV/AIDS và QLĐTNC

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây